Giảm đầy bụng, khó tiêu như thế nào?
6 loại trà thảo dược giúp giảm đầy bụng, khó tiêu
4 cách kết hợp thực phẩm có thể gây cản trở tiêu hóa
8 nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu bạn nên chú ý
Tự làm 3 thức uống giúp giảm đầy bụng, khó tiêu
Dưới đây là những chỉ dẫn đơn giản giúp giảm đầy bụng, khó tiêu ngay cả khi bạn có một chế độ ăn lành mạnh:
Thực hiện chế độ ăn uống loại trừ
Theo Diana Rodgers - sáng lập viên của Sustainable Dish, cách tốt nhất để xem thực phẩm nào gây rắc rối cho hệ tiêu hóa của bạn là thực hiện chế độ ăn loại trừ.
Chế độ ăn loại trừ (Elimination diet) là một kế hoạch ăn uống ngắn hạn mà trong đó bạn loại bỏ các loại thực phẩm nhất định có thể gây ra dị ứng và các phản ứng tiêu hóa khác. Sau khoảng một thời gian nhất định, bạn tiêu thụ những thực phẩm này trở lại để xác định xem có thật là chúng sẽ gây dị ứng hay không.
Sữa, trứng, ngô... là những thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Đối với một số người, hành tây và tỏi là thủ phạm gây ra đầy bụng, khó tiêu. Sữa, đậu hoặc ngũ cốc cũng thường gây ra sự phát triển quá mức của các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).
Hạn chế ăn tỏi
Phoebe Lapine - “chủ xị” của The SIBO Made Simple podcast đồng ý với quan điểm trên và cho biết thêm: “Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích IBS cũng bị SIBO. SIBO là tình trạng mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, gây rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, đầy bụng, tiêu chảy”.
Một trong những thực phẩm “yêu thích” của vi khuẩn đường ruột là tỏi. Vì vậy, khi bạn bị SIBO, hãy hạn chế ăn tỏi và thay tỏi bằng gừng. Gừng được coi là một chất prokinetic tự nhiên, nghĩa là gừng có khả năng giúp khuyến khích nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển trơn tru, đúng cách.
Hạn chế tiêu thụ FODMAPs
FODMAPs là “thủ phạm” phổ biến khác gây đầy hơi và chướng bụng. Tình trạng SIBO xảy ra có thể là kết quả của chứng không dung nạp FODMAPs.
Will Cole - tác giả cuốn sách Ketotarian giải thích: “FODMAPs là từ viết tắt cho một tập hợp các phân tử thức ăn (Fermentable, Oligosaccharide, Disaccharide, Monosaccharide, Polyol), tất cả đều là những dạng carbohydrate chuỗi ngắn lên men và hấp thụ kém trong ruột. Chúng có thể được vi khuẩn đường ruột lên men quá mức, giải phóng khí hydro, gây ra cảm giác đầy hơi, đầy bụng. Những thực phẩm giàu FODMAPs có thể kể tới là atisô, tỏi, hành, táo, dưa hấu…”.
Bạn không cần loại bỏ những thực phẩm này mãi mãi, mà chỉ hạn chế tiêu thụ chúng trong khoảng thời gian bị đầy hơi, đầu bụng.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn nên thiết lập một số thói quen có thể giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa như uống một cốc nước lọc ngay sau khi ngủ dậy.
Ellen Vora - sáng lập viên của website EllenVora.com cho hay: “Đây là cách tốt nhất để thúc đẩy nhu động ruột”.
Theo Sophie Jaffe - sáng lập viên của Philosophie Superfoods: “Hãy cho thêm vài giọt nước diệp lục vào ly nước lọc mà bạn uống ngay sau khi ngủ dậy. Nó có thể ngay lập tức tăng cường tiêu hóa của bạn và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh”.
Chất diệp lục đã được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, có nghĩa là nó loại bỏ vi khuẩn có hại có thể gây kích thích đường ruột trong khi vẫn bảo vệ được các lợi khuẩn.
Bình luận của bạn